Không nên xây nhà khi không biết những điều này (P5- Xây nhà – Hoàn công)

Xây nhà – Hoàn công

Sau khi bạn hiểu được cách thức giám sát việc xây nhà thì bây giờ là lúc bạn có thể khởi công xây dựng công trình. Thực tế đây là công đoạn phức tạp và kéo dài, nhưng bạn không cần phải tìm hiểu quá kỹ vì đây là những công việc thuần túy kỹ thuật, và thường đã có những kỹ sư giám sát đảm trách.

Tiến hành thi công xây dựng công trình

Xây dựng nhà
Xây dựng nhà

Trong phần này NhaDepUyTin chỉ liệt kê các hạng mục theo thứ tự trước và sau nhằm giúp bạn tiện theo dõi và kiểm tra trong quá trình xây nhà. Việc này cũng nhằm giúp bạn chủ động hơn trong trường hợp thay đổi thiết kế hay vật liệu xây dựng và trang trí.

  1. Chuẩn bị mặt bằng

Xây dựng nhà: Chuẩn bị mặt bằng chuẩn
Xây dựng nhà: Chuẩn bị mặt bằng chuẩn
  • Thuê và dọn nhà sang chỗ ở tạm trong quá trình xây để giải phóng mặt bằng nếu xây trên nền nhà cũ;
  • Phá dỡ nhà cũ (nếu có);
  • San lấp mặt bằng, chặt cây cối, loại bỏ các đá tảng nếu có
  • Tập kết vật liệu xây dựng;
  • Lán trại cho công nhân;
  • Hàng rào che chắn, bạt phủ, vách ngăn cho công trình;
  • Cung cấp nguồn điện và nước phục vụ công việc xây dựng.

2. Thi công xây dựng

2.1 Phần xây thô

Xây dựng nhà: Xây phần thô
Xây dựng nhà: Xây phần thô

– Đóng cọc cừ tràm hay ép cọc bê tông (nếu có); đào móng

– Làm móng công trình ngầm (hố ga) đường ống đường thoát nước và hầm nhà;

– Thi công khung nhà (cột, dầm, sàn) đường ống điện, ống nước, máy lạnh, cáp TV,…

– Xây tô (gạch nhúng nước);

– Cất mái;

– Lắp điện, nước,

– Bảo dưỡng các cấu kiện trong suốt quá trình làm móng, xây tô, khung nhà, mái, …

– Làm vệ sinh, chuẩn bị cho phần hoàn thiện.

2.2 Phần hoàn thiện

Xây dựng nhà: Phần hoàn thiện
Xây dựng nhà: Phần hoàn thiện

– Sơn, lát gạch, đóng trần;

– Lắp đặt thiết bị (bồn nước, vệ sinh, bóng đèn, máy lạnh, …)

– Làm mộc cửa, cầu thang, bếp;

– Các phần nội thất khác như rèm cửa, tủ âm tường, …

2.3 Kiểm tra, xử lý sai sót

Xây dựng nhà - Kiểm tra xử lý sai sót
Xây dựng nhà – Kiểm tra xử lý sai sót

– Tổng kiểm tra nhà từ trên xuống dưới;

– Làm đẹp và xử lý những chỗ sai sót;

– Vệ sinh công nghiệp trước khi bàn giao.

KIỂM TRA, NGHIỆM THU, GIÁM SÁT VÀ HOÀN CÔNG KHI XÂY NHÀ

Công việc Kiểm tra, Nghiệm thu là những công tác quan trọng để đảm bảo chất lượng thi công, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng công trình và là cơ sở để quyết toán công trình. Công việc Hoàn công giúp ngôi nhà của bạn được nhà nước bảo hộ về tính pháp lý, khi được hoàn công xong thì ngôi nhà của bạn sẽ trở thành tài sản gắn liền với lô đất của bạn

Hoàn công nhà: đảm bảo nhà nước công nhận ngôi nhà là tài sản gắn liền với đất
Hoàn công nhà: đảm bảo nhà nước công nhận ngôi nhà là tài sản gắn liền với đất
  1. Kiểm tra

Việc kiểm tra phải được thực hiện liên tục trong suốt quá trình xây nhà, kỹ sư giám sát hoặc chủ nhà nên thường xuyên kiểm tra khối lượng chất lượng, quy cách, kiểu dáng, … Khi công trình hoàn thành và trước khi nhận bàn giao, chủ nhà nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại so với bản vẽ, những nội dung phát sinh nếu có phải được kê thật chi tiết.

Lưu ý:

Bạn nên kiểm tra chính công việc của người giám sát thi công, hãy đảm bảo rằng họ làm việc với sự trung thực, khách quan và liêm chính.

  1. Nghiệm thu

Hoàn công - Nghiệm thu: trong quá trình xây dựng các cấu kiện bị che khuất cần nghiệm thu trước khi thực hiện các công việc tiếp theo
Hoàn công – Nghiệm thu: trong quá trình xây dựng các cấu kiện bị che khuất cần nghiệm thu trước khi thực hiện các công việc tiếp theo

Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc từng bộ phận, từng hạng mục công trình, và toàn bộ công trình để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật. 

Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Những giấy tờ này cũng là cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó. Bạn hãy căn cứ vào thoả thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết. Việc nghiệm thu được thực hiện bởi ít nhất các bên sau: Chủ nhà, nhà thầu thi công, giám sát thi công và phải lập thành các biên bản được đánh số thứ tự theo trình tự thời gian.

Lưu ý:

Các biên bản nghiệm thu chính là căn cứ để thanh quyết toán hợp đồng thi công. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham vấn ý kiến của KTS hoặc các chuyên gia.

Các lỗi thường gặp trong xây dựng:

  • Kết cấu: Thép bố trí sai phương chịu lực, bê tông không trộn đúng cấp phối thiết kế…
  • Hoàn thiện: Không sơn lót trước khi sơn sơn lớp chính, không sử dụng trần chống ẩm cho khu vực nhà vệ sinh, không làm ẩm gạch trước khi tô trát…
  1. Hoàn công

Hoàn công: cần có bản vẽ, ảnh chụp, ghi chép tình trạng
Hoàn công: cần có bản vẽ, ảnh chụp, ghi chép tình trạng

Hồ sơ hoàn công là các bản vẽ, ảnh chụp, ghi chép lại tình trạng thực tế của công trình, của bộ phận công trình bao gồm cả các hệ thống kỹ thuật bị che khuất. Bạn có thể thắc mắc là hồ sơ này dùng để làm gì?

Thủ tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công sẽ được làm theo quy định và nộp tại cơ quan thẩm quyền (Phòng quản lý đô thị quận, huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật);

Hồ sơ hoàn công cũng được sử dụng khi cần bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo công trình. Việc chỉ sử dụng hồ sơ thiết kế cho mục đích này có thể gây ra những sai sót vì thực tế không có công trình nào được thi đúng 100% theo hồ sơ thiết kế mà bao giờ cũng có những sai lệch do trình độ và công nghệ thi công, do thay đổi điều chỉnh trong quá trình thi công.

     Thân mến

Xây Dựng SATA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *