Trần bê tông thô sơn đen là loại trần được biết tới theo phong cách Industrial (công nghiệp). Việc sơn trần như thế này giúp ngôi nhà trở nên mới lạ. Loại trần sơn đen bê tông này các bạn có thể thấy hiện diện nhiều ở các quán cà phê, văn phòng, một số nhà ở. Thế nhưng sơn trần đen bằng loại sơn gì? Ưu và nhược điểm của loại trần này là gì? Và làm sao để trần sơn đen bê tông đẹp và đúng kỹ thuật nhất? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
-
Nội dung bài viết
Vật liệu sơn
Sơn được sử dụng để sơn trần bê tông đen chính là loại sơn nước được dùng để sơn tường. Trong bảng màu sẽ có màu đen cho mình chọn lựa. Đối với sơn màu đậm hoặc màu đen thì đắt tiền hơn các màu sáng. Nhiều người thường lầm tưởng là sơn trần bê tông đen là sử dụng các loại sơn dầu (sơn gốc dầu) thường dùng để sơn sắt thép hoặc sơn tàu thuyền gỗ.
-
Ưu và nhược điểm của sơn trần bê tông đen
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ: Không cần chi phí để đóng trần thạch cao, giảm chi phí trét bột matit.
- Tạo phong cách mới lạ, mang tính độc đáo cho gia chủ.
- Tăng chiều cao trần, làm cảm giác không gian rộng hơn.
- Hệ thống điện nước có thể đi nổi trên trần nên dễ bảo trì, sửa chữa.
Nhược điểm:
- Thường không thích hợp với các gia đình có trẻ em hoặc người già.
- Yêu cầu hệ thống điện nước và cơ điện phải thi công thẩm mỹ.
- Yêu cầu trần bê tông trong lúc đổ phải đạt chuẩn, bề mặt đẹp.
-
Quy trình sơn đen trần bê tông:
Bước 1: Xử lý, vệ sinh bề mặt bê tông. Mặt bê tông cần mài các gờ do mối nối ván khuôn để lại, trám các vị trí không bằng phẳng.
Bước 2: Sơn các thiết bị điện, ống luồng dây điện trước ở dưới đất và để khô trước khi lắp đặt.
Bước 3: Sơn lót chống kiềm cho trần bê tông. Sau 2 giờ (đối với thời tiết khô ráo) sơn lớp phủ sơn nước màu đen lên trần. Tiếp tục sơn lớp phủ thứ 2 sau 2 giờ.
Bước 4: Lắp đặt các thiết bị điện, hệ thống ống điện, cơ điện được sơn đen từ trước. Bước 5: Dặm vá lại các vị trí sơn bị tróc và khác màu. Vệ sinh lại trần lần cuối.
Thân mến
Xây Dựng SATA
Hay