Không nên xây nhà khi không biết những điều này (P4 – Giám sát xây nhà)

Giám sát xây nhà

Phải làm sao để giám sát ngôi nhà mình đang xây nhưng mình hoàn toàn không có kinh nghiệm hoặc là không có một chút kiến thức nào về xây dựng!. Điều này rất đơn giản, nếu bạn có thời gian thì bạn có thể tự nghiên cứu các bài chia sẻ mà chúng tôi sẽ mang tới cho các bạn hoặc nếu bạn không có nhiều thời gian thì tốt nhất bạn nên thuê một đơn vị tư vấn. Vì dù gì thì đơn vị tư vấn người ta có chuyên môn hơn, người ta sẽ đóng vai trò một đơn vị khách quan để quản lý thiết kế và thi công.

Công tác giám sát bao gồm Giám sát Thiết Kế (GSTK) của KTS thiết kế và Giám sát Thi công (GSTC) do chủ nhà hoặc đơn vị tư vấn do chủ nhà thuê thực hiện. GSTK sẽ chỉ có mặt tại công trường khi thi công các công đoạn chính theo yêu cầu của chủ nhà hoặc để xử lý các sai sót trong hồ sơ thiết kế. Ngược lại, đối với GSTC, giám sát viên phải có mặt thường xuyên tại công trình để theo dõi, giám sát, hướng xử lý kịp thời các phát sinh và ghi nhật ký công trường.

Giám sát thiết kế và thi công
Giám sát thiết kế và thi công
  1. Giám sát Thiết kế

KTS hoặc đại diện của KTS có quyền và trách nhiệm giám sát tác giả để đảm bảo công trình được thi công theo đúng thiết kế của họ, bao gồm cả việc giải thích về hồ sơ thiết kế với đơn vị thi công và giám sát thi công. Các công việc này được thực hiện theo một lịch trình được thỏa thuận với chủ nhà. Thường ở các công đoạn: Đào và xử lý móng, hoàn thành cốt thép và chuẩn bị đổ bê tông các cấu kiện chính, hoàn thiện các chi tiết quan trọng, … Chi phí cho giám sát thiết kế thường đã nằm trong chi phí thiết kế, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Giám sát xây nhà: giám sát thiết kế
Giám sát xây nhà: giám sát thiết kế
  1. Giám sát Thi công

2.1 Nhiệm vụ chính của công tác giám sát

– Kiểm tra công việc và chất lượng thi công của nhà thầu;

– Theo dõi vật tư, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng mức vật tư, tránh lãng phí hoặc không đảm bảo chất lượng;

– Tiến hành nghiệm thu từng hạng mục công việc, thúc đẩy thi công đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đúng kỹ thuật;

– Kiểm tra thực hiện an toàn lao động;

Giám sát xây nhà
Giám sát xây nhà: giám sát thi công

2.2 Các hình thức Giám sát

– Tự giám sát: Chủ nhà có thể là người “đóng vai” giám sát hoặc nhờ người thân đảm nhận việc giám sát nếu có chuyên môn và hiểu biết thật sự về xây dựng;

– Thuê công ty tư vấn giám sát: Đây là những đơn vị có chuyên môn và giấy phép hành nghề giám sát theo quy định luật pháp.

Giám sát xây nhà: các hình thức giám sát
Giám sát xây nhà: các hình thức giám sát

2.3 Vì sao cần bên giám sát

Vì đây là bên thay mặt và bảo vệ quyền lợi chủ nhà đồng thời họ cũng đủ trình độ và chuyên môn để nói chuyện “kỹ thuật” với nhà thầu, đảm bảo thi công đúng chất lượng. Tuỳ thuộc vào gói thầu mà phần việc của giám sát có bao gồm giám sát vật tư hay là không.

Giám sát xây nhà: tầm quan trọng của việc giám sát xây nhà
Giám sát xây nhà: tầm quan trọng của việc giám sát xây nhà

 

2.4 Giá thuê giám sát

Chi phí thuê giám sát từ thường dao động trong khoảng 2% – 3% giá trị công trình. Đối với những công trình nhỏ có thể thỏa thuận theo mức lương tháng, tuần hoặc ngày. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên cập nhật thời giá từ các công ty tư vấn giám sát tại thời điểm thuê.

Lưu ý:

– Bạn nên tránh việc thuê đơn vị giám sát do chủ thầu giới thiệu để đảm bảo tính khách quan. Hãy hỏi người thân hoặc tham khảo ý kiến từ kiến trúc sư thiết kế; 

– Chỉ nên tự giám sát hay giao cho người thân nếu có đủ kiến thức về chuyên môn. Nếu không am hiểu về kỹ thuật, không những không được việc mà bạn còn có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình.

Giám sát xây nhà: giá thuê giám sát
Giám sát xây nhà: giá thuê giám sát

     Thân mến

Xây Dựng SATA

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *